TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ BẰNG CÁC CHIÊU ĐƠN GIẢN

07:29 Unknown 0 Comments

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng các chiêu đơn giản
Viết bởi: adminChia sẻ trong: Nuôi conNgày tạo: 2014-11-27Hits: 433Bình luận: 0
Trong giai đoạn thời tiết trở lạnh như hiện nay, nếu sức đề kháng kém, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh…
Thời tiết Hà Nội trở lạnh khiến cho không ít các vị phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của trẻ. Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa thực sự tốt nên rất dễ trở thành đối tượng bị các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Do đó, bố mẹ cần phải có cách để tăng sức đề kháng cho trẻ.
1. Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Mỗi khi trẻ bị ốm, cảm cúm cảm lạnh, mẹ cho con uống thuốc kháng sinh không phải là một ý tưởng tốt. Tiến sĩ Howard Bauchner, một giáo sư nhi khoa và y tế công cộng tại Đại học Y khoa Boston, Mỹ, cho biết: "Thuốc kháng sinh chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn, nhưng bệnh thường gặp nhất ở trẻ em đều do tác nhân là virus".
Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bác sĩ nhi khoa buộc phải miễn cưỡng kê thuốc kháng sinh theo yêu cầu của các bậc cha mẹ. Kết quả là tình trạng vi khuẩn quen thuộc với loại thuốc này sẽ xảy ra và các bệnh đơn giản như viêm tai sẽ khó khăn hơn để điều trị.
Thay vì cho con uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh, mẹ nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý. Lạm dụng kháng sinh là tương đương với việc tước đoạt cơ hội tự tăng cường miễn dịch của cơ thể bé.  
2. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng. Nguồn sữa mẹ là “đơn thuốc bổ” giúp trẻ tránh được nhiều bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng (Ảnh minh họa)
Cho con bú sữa mẹ thường xuyên giúp não bộ của trẻ được khỏe mạnh. Sữa non, sữa màu vàng tiết ra trong những ngày đầu sau khi sinh là đặc biệt giàu các kháng thể có khả năng ngăn ngừa bệnh. Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu Nhi khoa Mỹ, các bà mẹ nên cho con bú trong vòng một năm. Nếu không có điều kiện, nên cố gắng cho con bú ít nhất là hai đến ba tháng đầu.
3. Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày vào buổi tối
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày là một cách hữu hiệu để tăng sức đề kháng cho trẻ. Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe nhờ làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ đã ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những đứa trẻ không được ăn sữa chua.
Không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, những vi khuẩn “tích cực” trong sữa chua còn có khả năng giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Nguồn canxi trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế hiện tượng ợ chua. Sữa chua kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacte Pylory - thủ phạm gây viêm loét dạ dày.
Do đó nên cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối, vì lúc đó là thời điểm cơ thể hấp thụ sữa chua tốt nhất. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau: 6-10 tháng: 50g/ngày; 1-2 tuổi: 80g/ngày; trên 2 tuổi: 100g/ngày.
4. Tránh khói thuốc lá
Beverly Kingsley, một nhà dịch tễ học làm việc tại Văn phòng nghiên cứu về thuốc lá và sức khỏe tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và phòng ngừa ở Atlanta , Mỹ, cho hay: "Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc và hầu hết các chất độc có thể gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể".
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động nguy hiểm từ việc hít phải khói thuốc lá từ người lớn. Trong khi đó, hệ thống lọc các chất độc tự nhiên trong cơ thể của trẻ em vẫn chưa hoàn thành. Hít khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Khói thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hệ thống thần kinh của trẻ em. Để bảo vệ và tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá.
5. Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc
Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng việc thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật do sự suy giảm khả năng của hệ miễn dịch để bảo vệ mình trước sự tấn công của vi khuẩn và các tế bào ung thư. Theo bác sĩ Kathi Kemper, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và giáo dục trẻ em tại Bệnh viện nhi Boston, Mỹ, vấn đề này cũng xảy ra trong cơ thể của trẻ em.
Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mất ngủ vì tất cả các hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ em cần phải ngủ bao lâu trong một ngày? Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần khoảng 12 đến 13 giờ. Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ em không ngủ vào ban ngày hoặc một giấc ngủ ngắn, mẹ nên có chúng đi ngủ sớm vào buổi tối.
6. Cho trẻ tập thể dục thường xuyên
Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Newfoundland, Canada, cho thấy việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên (một thành phần chính của hệ thống miễn dịch, trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng thực hành các thói quen tập thể dục cho trẻ.
Tập thể dục cùng nhau sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình hơn là để trẻ em đi ra ngoài và chơi riêng (Ảnh minh họa)
Theo tiến sĩ Renee Stucky, một trợ lý giáo sư về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng của Đại học Y khoa Missouri, Mỹ: "Tập thể dục cùng nhau sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình hơn là để trẻ em đi ra ngoài và chơi riêng". Các hoạt động gia đình phổ biến nhất là vui vẻ như đi xe đạp, đi bộ, trượt ván, bóng rổ và tennis.
7. Bảo vệ trẻ chống lại các vi trùng lây bệnh
Đánh bại vi khuẩn gây bệnh không được xem là tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, nhưng đây là một biện pháp khá tốt để giảm bớt lo lắng về hệ thống miễn dịch của trẻ em. Mẹ cần phải nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt chú ý đến vệ sinh trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi chơi ngoài trời, vuốt ve một con vật cưng…
Khi đi ra ngoài, mẹ nên mang theo khăn giấy, khăn ướt để làm sạch các vết bẩn cho bé. Để giúp các bé có thói quen rửa tay ở nhà, mẹ hãy lựa chọn những chiếc khăn tay sáng màu và xà phòng với hình dạng, màu sắc, mùi hương mà bé yêu thích.
Khi trẻ bị bệnh, mẹ nên thay bàn chải đánh răng mới cho con vì vi khuẩn từ bàn chải đánh răng có thể lây lan cho trẻ thành các bệnh khác. Vì vậy, thay thế bàn chải đánh răng sẽ bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cả gia đình.

0 nhận xét:

NHỮNG CHÚ Ý CHO MẸ KHI CHO BÉ ĂN RAU

05:10 Unknown 0 Comments

Những Chú ý Cho Mẹ Khi Cho Bé Ăn Rau
Rau củ rất tốt cho bé nhưng nhiều mẹ còn lúng túng trong việc chế biến rau cho con.
Khi đến tuổi ăn dặm rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Các loại vitamin và chất xơ giàu năng lượng có trong các loại rau củ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu.
Tuy nhiên nếu chế biến và cho con ăn rau củ không đúng cách không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ rau củ mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé nữa. Xin mách các mẹ 7 điều cần lưu ý khi chế biến rau củ cho con..
Phải rửa rau thật kỹ
Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy.
Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.
Trẻ ăn rau, trẻ ăn củ quả, chất xơ, dinh dưỡng trẻ em, rửa rau củ
Vì thế khi mua rau về mẹ nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch.
Nên cho con ăn nhiều loại rau có lá
Trẻ con có xu hướng thích ăn các loại củ quả hơn là các loại rau có lá xanh. Tuy nhiên mẹ cần nhớ trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn thun thút ngay.
Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh
Trẻ con sẽ không chịu ăn rau nếu nhìn thấy bố mẹ cũng không ăn. Rất nhiều người lớn có thói quen chỉ ăn cơm, thịt và rau ăn rất ít nhưng lại ép trẻ ăn thật nhiều chất xơ. Điều này là không công bằng và bé sẽ không có được chút hứng thú nào với các loại rau củ khi chứng kiến bố mẹ mình cũng không thích ăn loại thực phẩm này.
 Tuyệt đối đừng ép bé ăn quá mức
Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ. Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau thì tốt hơn.
Trái cây không thay thế được rau củ
Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.
Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau
Các mẹ hãy sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau cho bé, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng các loại nồi đồng. Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.Một thói quen khác rất không tốt của các mẹ khi chế biến các món rau là cứ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi có thể ngấm vào nước và rau đấy mẹ nhé.
Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu
Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.Rau xanh và các loại củ quả là một trong những thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế các mẹ hãy chú ý để con yêu được hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tối đa và lớn khỏe mỗi ngày nhé.

              Cùng kết nối yêu thương với:

0 nhận xét:

KHÁC BIỆT THÚ VỊ GIỮA TÌNH YÊU Ở TUỔI 20 VÀ TUỔI 30

05:10 Unknown 0 Comments

Khác biệt thú vị giữa tình yêu ở tuổi 20 và tuổi 30
Già đi, chúng ta khao khát những điều tương phản so với khi còn trẻ. Hẹn hò ở tuổi 20 và 30 hoàn toàn khác nhau, nhưng bạn đều có thể tận hưởng cả hai giai đoạn này.
1. Hẹn hò
Khi bạn 20, bạn nghĩ  hẹn hò  đơn giản giống một hình thức giải trí, mỗi cuộc hẹn là một cuộc vui như cùng nhau đi nghe nhạc, xem phim...
Khi bạn 30, bạn nghĩ hẹn hò là để ổn định cuộc sống. Bạn tìm kiếm những phẩm chất ở đối tác để có thể tính chuyện kết hôn nên bạn sẽ chỉ hẹn hò với những người có tương lai.
2. Khả năng tương thích
Khi bạn 20, bạn dễ dàng hẹn hò với một đối tác tiềm năng mà bạn thấy thú vị và hấp dẫn. Khi ấy, một chàng trai có sức hút đặc biệt quan trọng hơn là chàng trai phù hợp với bạn.
Khi bạn 30, bạn có xu hướng tìm kiếm những đối tượng có nhiều điểm tương đồng với bạn hơn là những anh chàng đặc biệt có sức hút "vạn người mê". Bạn biết chàng trai hài hước thật thú vị nhưng bạn mong muốn một người để tính chuyện lâu dài hơn.
Khác biệt thú vị giữa tình yêu ở tuổi 20 và tuổi 30
3. Chuyện ấy
Ở tuổi 20, bạn có thể lên giường với người mình yêu với tâm lý muốn khám phá "chuyện ấy" của một người mới lớn.
Ở tuổi 30, bạn thận trọng hơn trong chuyện quan hệ tình dục với người mà mình hẹn hò. Thậm chí bạn sẽ kiên quyết từ chối nếu người ấy chưa có hứa hẹn, cam kết gì với bạn.
4. Diện mạo
Khi bạn 20, bạn luôn tìm kiếm những đối tượng hấp dẫn. Trước khi biết được sự hy sinh và đồng điệu tâm hồn là nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài, lúc ấy với bạn sức hút ngoại hình là tất cả.
Ở tuổi 30, bạn quan tâm đến tích cách của đối phương hơn diện mạo, bạn tìm kiếm những người có phẩm chất tốt để bắt đầu mối quan hệ.
5. Đam mê
Ở tuổi 20, bạn đam mê những nụ hôn bất ngờ và nóng bỏng.
Ở tuổi 30, bạn thích những cử chỉ ôm ấp nhẹ nhàng nhưng kéo dài.
6. Kết hôn
Khi bạn 20, bạn muốn nhanh chóng chung sống với người mà mình đang hẹn hò.
Khi bạn 30, bạn muốn dành nhiều thời gian hơn với người mình yêu trước khi tính chuyện kết hôn.
Khác biệt thú vị giữa tình yêu ở tuổi 20 và tuổi 30
7. Định hướng
Ở tuổi 20, bạn muốn hẹn hò với chàng trai có cùng sở thích. Điều đó giúp hai người dễ dàng trò chuyện, tâm sự hơn khi cùng là fan của một nhóm nhạc, một chương trình truyền hình hay một ngôi sao nổi tiếng.
Ở tuổi 30, bạn muốn một người có các mục tiêu giống mình. Sự đồng điệu về sở thích với bạn ít quan trọng hơn, thay vào đó, bạn sẽ tìm kiếm một người có các mục tiêu, dự định tương lai gần giống bạn để mối quan hệ đó sẽ thúc đẩy con người cá nhân bạn.
8. Chấp nhận
Khi bạn 20, bạn cố gắng giữ gìn cơ thể đẹp hơn, ăn mặc bắt mắt, cử chỉ duyên dáng để dễ dàng thu hút đối phương.
Khi bạn 30, bạn biết rằng đối tác tiềm năng là người biết yêu và chấp nhận con người thật của bạn. Khác biệt thú vị giữa tình yêu ở tuổi 20 và tuổi 30




9. Quan tâm
Ở độ tuổi 20, bạn dễ dàng bị thu hút bởi một chàng trai cư xử tốt, quan tâm đến bạn. Chàng trai nào thực sự chu đáo với bạn sẽ là chàng trai ghi điểm trước tiên trong mắt bạn.
Ở tuổi 30, bạn mong muốn một đối tác biết giữ sự chăm sóc lâu dài trong mối quan hệ. Đó trước hết phải là người tôn trọng bạn và khi mối quan hệ đã trải qua nhiều năm, người ấy vẫn là người giữ được những hành động quan tâm, cử chỉ chăm sóc và thái độ tốt đẹp với bạn như thuở ban đầu.
10. Thể hiện tình yêu
Tình yêu ở tuổi 20 trong trẻo và lúc nào cũng khiến bạn hồi hộp. Bạn muốn có 1 người chỉ để "ngã" vào yêu.
Khi bước vào tuổi 30, bạn muốn một người biết cách thể hiện tình yêu với bạn. Bạn biết rằng tình yêu không bao giờ đủ cho mối quan hệ. Trên tất cả, bạn muốn ở bên một người muốn chấp nhận được tất cả những thiếu sót của bạn. Đam mê và sự đồng điệu trong tâm hồn vẫn quan trọng song người biết chính xác cách đối xử với bạn trong từng tình huống cụ thể mới là người bạn cần hơn tất cả. Đó chính là người biết yêu thương bạn theo cách của riêng họ.
Khác biệt thú vị giữa tình yêu ở tuổi 20 và tuổi 30
11. Tình yêu và tình bạn
Ở độ tuổi 20, bạn dễ mù quáng trong  tình yêu  nên dễ đánh mất tình bạn vì tình yêu.
Ở tuổi 30, bạn đánh giá cao mối quan hệ bắt nguồn từ tình bạn thân thiết.
12. Sự trưởng thành
Khi bạn 20, bạn tìm kiếm một đối tượng thú vị để "thưởng thức" chuyện hẹn hò. Thông minh, hài hước, biết cư xử là tất cả những gì cần thiết để thu hút sự chú ý của bạn.
Khi bạn 30, bạn có khả năng tìm kiếm một người có thể làm bạn trở thành người hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn. Lúc này, bạn biết rằng có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ bạn trong thời gian ngắn nhưng những người thực sự muốn đồng hành cùng bạn và hoàn thiện con người bạn rất hiếm hoi.
13. Trách nhiệm
Ở tuổi 20, bạn muốn một đối tác luôn mang đến cho bạn cảm giác bất ngờ, phấn chấn.
Ở tuổi 30, bạn muốn một người muốn biết sống trách nhiệm.
14. Người cũ
Khi bạn 20, bạn thật khó để tách bạch giữa tình yêu và lý trí. Bạn sẵn sàng và dễ tha thứ cho những thiếu sót của người bạn từng yêu hơn, nên khả năng quay lại với người cũ vẫn có thể xảy ra.
Khi bạn 30, bạn biết kết thúc hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất với người cũ. Lúc ấy, bạn nhận ra lý do thực sự khiến mối quan hệ của mình đổ vỡ là gì, vậy nên ngay cả khi vẫn còn tình cảm với người cũ, bạn cũng biết rằng nếu cố gắng nối lại cũng chẳng có gì tốt đẹp hơn quá khứ.
15. Hạnh phúc
Khi bạn 20, bạn sẽ yêu một người làm bạn hạnh phúc hơn. Đó là người mang lại nụ cười trên khuôn mặt bạn, người chung vui với bạn cuộc sống ý nghĩa của thời thanh xuân.
Ở độ tuổi 30 của bạn, bạn cần một người biết giữ hạnh phúc luôn đồng hành bên bạn. Ấy là người biết đánh giá cao bạn, không xem thường bạn. Người ấy sẽ biết tôn trọng công việc, sở thích riêng và mọi thứ thuộc về bạn như nó vốn có. Và đó cũng chính là người biết cách làm bạn hạnh phúc mỗi ngày.
              Cùng kết nối yêu thương với:

0 nhận xét:

NHỮNG ĐIỀU BÉ MUỐN NÓI NHƯNG MẸ KHÔNG HỀ BIẾT

22:45 Unknown 0 Comments

NHỮNG ĐIỀU BÉ MUỐN NÓI NHƯNG MẸ KHÔNG HỀ BIẾT
Có những điều bé muốn nói cho cha mẹ biết, nhưng vì bé chưa biết nói nên đôi khi mẹ vẫn không hề hay biết.
Dưới đây là những mong muốn đầy thú vị của bé có thể khiến mẹ ngạc nhiên. 
Có những lúc bé muốn nói rằng:
  • Con không biết nó xinh cỡ nào nhưng bộ quần áo này còn ngứa hơn cả lá khoai.
  • Mẹ ơi, ti giả rơi ngay bên cạnh con này, con không thể tự lấy được, giúp con với!
  • Đừng xoa đầu con nữa, không ai may mắn hơn đâu, chỉ có con bị hói thôi!
  • Mẹ tránh đầu ra, con không nhìn thấy cái quạt trần.
  • Mũi của cháu không phải là cái nút bấm đâu, mọi người đừng có ấn nữa.
  • Bà ơi, cháu chưa có răng thì không cần đánh răng đâu.
  • Chẳng có gì thú vị khi dùng máy bay đồ chơi để dỗ con ăn cả, nó ồn ào lắm.
  • Nếu cháu gọi mọi người là con khỉ mập thì sao, có ai thích không?
  • Tại sao con phải thắt dây an toàn khi ngồi trong nhà hàng trong khi không ai làm vậy?
  • Đừng có cười với con, con đang tức giận vì cách mẹ cười lúc con làm rơi đồ chơi của mình.
  • Con có thể tự làm ấm cơ thể bằng cách tè dầm đấy. 10 giây sau đó: Mẹ ơi, lạnh quá, thay quần cho con.
  • Đừng đổ lỗi cho con khi con bị ốm vì đã 3 ngày rồi cái ti giả này không được rửa.
  • Con rất xin lỗi nhưng đôi khi con không biết tại sao lại nôn ra áo của mẹ nữa.
  • Mẹ có biết là con đang không hiểu mẹ muốn gì không?
  • Có một miếng hút ẩm trong bộ ngủ của con, mẹ lấy nó ra ngay!
  • Đừng bao giờ cắt móng tay cho con nữa, đau quá!
Theo Đức Tùng / MASK Online

              Cùng kết nối yêu thương với:
http://mumsmart.vn/ and http://dochoithanthien.vn/

0 nhận xét:

BÍ QUYẾT GIÚP BÉ TỪ BỎ THÓI QUEN NGỦ VẶT!

00:51 Unknown 0 Comments

BÍ QUYẾT GIÚP BÉ TỪ BỎ THÓI QUEN NGỦ VẶT!
Trẻ đến 3 tuổi, sớm hay muộn cũng cần bỏ thói quen ngủ vặt trong ngày. Bước chuyển giao giai đoạn này vốn cần thiết và rất bình thường nhưng lại không dễ đối với trẻ và cả các bà mẹ nữa.
Bọn trẻ sẽ trở nên rũ rượi vào buổi chiều muộn, khiến cha mẹ tự hỏi làm sao con có thể tỉnh táo để có thể ngủ ngoan vào buổi tối vì nếu để trẻ ngủ ngay lúc ấy, trẻ có thể sẽ thức thâu đêm, đây sẽ là cơn ác mộng với cả nhà. Dù khó, nhưng không phải là không có cách nhẹ nhàng giúp trẻ cai những bữa ngủ vặt ban ngày.
1. Đừng cắt đứt các bữa ngủ vặt quá sớm. Đôi khi trẻ sẽ bỏ một bữa ngủ trong mấy ngày rồi lại ngủ ngon lành những ngày sau đó. Vậy nên, cha mẹ nên nhớ rằng 90% trẻ dưới 3 tuổi còn ngủ vặt. Đến 4 tuổi, 50% trẻ còn ngủ vặt ít nhất là 5 ngày một tuần.
2. Chú ý tới các biểu hiện khi trẻ đã sẵn sàng. Các dấu hiệu dưới đây, nếu xuất hiện thường xuyên trong ít nhất 1 đến 2 tuần thì có nghĩa trẻ đã sẵn sàng bỏ giấc ngủ ngày.
- Trẻ thường khó ngủ hay không hề buồn ngủ vào các giờ ngủ vặt ban ngày như trước.
-.Trẻ thường không có biểu hiện mệt mỏi khi bỏ qua một giấc ngủ vặt.
- Trẻ thường khó ngủ vào buổi tối nếu ban ngày trẻ ngủ vặt.
3. Hãy đảm bảo rằng trẻ có thời gian yên tĩnh kể cả khi trẻ không ngủ: Dù không ngủ, nhưng trẻ vẫn cần có thời gian phục hồi lại năng lượng trong ngày. Hãy để trẻ có được không gian yên tĩnh ban ngày vào giờ trẻ vốn dành để ngủ. Khi trẻ không đồng ý, bạn hãy nói cho trẻ biết để có thể làm nhiều việc thú vị hơn, nghĩ ra nhiều trò vui hơn, trẻ cần phải nghỉ ngơi, có thể đọc sách, chơi xếp hình, vẽ tranh thay vì ngủ.  
Mẹo giúp bé trên 3 tuổi bỏ thói quen ngủ vặt 1
4. "Giờ nghỉ" không có nghĩa là giải trí truyền hình: Ti vi, điện thoại, ipad hay bất cứ màn hình điện tử nào cũng không phải là một thay thế cho bữa ngủ vặt. Dù nó có vẻ như giữ bọn trẻ ở yên một chỗ, nhưng những phương tiện này sẽ khiến não trẻ bị kích thích thay vì nghỉ ngơi. 
5. Tránh đưa trẻ ra ngoài bằng ô tô hay xe máy vào chiều muộn. Khi trẻ trong giai đoạn cai giấc ngủ vặt, chúng thường rất ủ rũ, mệt mỏi vào khoảng 4 đến 5 giờ chiều, và một chuyến đi như vậy sẽ là cách để ru ngủ trẻ. Để con ngủ môt giấc dù ngắn vào thời điểm này sẽ khiến cho giấc ngủ chính trở nên khó khăn. Nếu phải di chuyển, cố gắng giữ cho trẻ tỉnh táo bằng cách nói chuyện hay gợi sự chú ý với bên ngoài
6. Để trẻ ngủ tối sớm hơn. Một vấn đề của việc không được ngủ ngày đó là trẻ sẽ kiệt sức sớm hơn. Tuy vậy, không ngủ ngày không có nghĩa là trẻ sẽ tự động đi ngủ sớm hơn. Ngược lại, không được ngủ ngày có thể khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban tối. Nên trong giai đoạn chuyển tiếp này, cha mẹ nên để con đi ngủ tối sớm hơn khoảng từ 30 phút tới 1 giờ. Sự điều chỉnh này sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn vào buổi tối.
 
7. Để trẻ ngủ ngày khi cần thiết. Kể cả khi trẻ dứt thói quen ngủ ngày trong nhiều tháng, điều đó không có nghĩa là trẻ không bao giờ nên ngủ vặt ban ngày nữa. Trẻ nhỏ sẽ quay lại ham muốn ngủ ngày vì nhiều lý do, chủ yếu là trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ hay tại các dấu mốc phát triển thể chất. Các chuyên gia cho biết họ để ý thấy, sự trở lại này thường diễn ra quanh các ngày sinh nhật hay thời điểm giữa các lần sinh nhật. Giữ lịch nghỉ ngơi trong yên tĩnh là rất quan trọng, nhưng khi thấy trẻ mệt mỏi, rất cần một giấc ngủ bạn cũng đừng nên cố cản trẻ cho bằng được, ai cũng có lúc mệt mỏi quá sức và không còn cách nào tốt hơn để vượt qua ngoài một giấc ngủ sâu.

              Cùng kết nối yêu thương với:
http://mumsmart.vn/ and http://dochoithanthien.vn/

0 nhận xét:

NHỮNG LẦM TƯỞNG CỦA MẸ KHI CHO BÉ UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH

01:24 Unknown 0 Comments

NHỮNG LẦM TƯỞNG CỦA MẸ KHI CHO BÉ UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và lành tính của mình mà đậu nành được mệnh danh là loại thực phẩm vàng cho mọi đối tượng, mọi độ tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay có không ít những tin đồn xung quanh giá trị dinh dưỡng của đậu nành khiến các mẹ lúng túng khi lựa chọn bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn hàng ngày của bé.

Nhầm tưởng 1: Đậu nành không phù hợp cho trẻ em
Thực tế là: Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào gồm các chất đạm, béo và hơn 30 vi chất cần thiết, đậu nành hoàn toàn phù hợp với trẻ em. Đặc biệt, đối với các bé dị ứng với chất lactose trong sữa bò thì sữa đậu nành có thể cung cấp dinh dưỡng đầy đủ mà không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Như một minh chứng rõ ràng và thiết thực nhất về dinh dưỡng đậu nành cho trẻ em, GS. BS Nagato Chisato – Khoa Dịch tễ học và Y tế dự phòng, ĐH Gifu, Nhật Bản cho biết các trẻ em tại Nhật Bản đã hấp thụ các chất dinh dưỡng của đậu nành từ khi còn là thai nhi qua nguồn thức ăn của mẹ và vẫn phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.
Nhầm tưởng 2: Đậu nành không giúp phát triển chiều cao ở trẻ em
Thực tế là: "Nếu bạn muốn con mau lớn, cao khỏe thì đừng ngần ngại cho bé sử dụng đậu nành và sữa đậu nành mỗi ngày” – đó chính là lời khuyên từ TS. Marilyn Nash, Trung tâm Nghiên cứu Đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ, tại Hội thảo dinh dưỡng đậu nành dành cho trẻ em do Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tổ chức. Các nghiên cứu khoa học cho thấy 100ml sữa đậu nành có thể cung cấp 123mg Canxi trong khi cùng dung tích như vậy sữa bò chỉ cung cấp 113mg Canxi. Vì vậy, cho trẻ uống sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp hệ xương của bé phát triển cứng cáp và nhanh chóng hơn.
Nghiên cứu khoa học cho thấy 100ml sữa đậu nành có thể cung cấp 123mg Canxi cho trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao tối đa
nhung lam tuong cua me-khi-cho- be- dung-sua-dau-nanh

Nhầm tưởng 3: Sử dụng đậu nành thường xuyên sẽ khiến bé trai bị nữ tính hóa
    Thực tế là: Uống sữa đậu nành hàng ngày hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến giới tính và sức khỏe sinh sản của bé trai khi trưởng thành! Tại “Hội thảo khoa học quốc tế về đậu nành” do Vinasoy tổ chức hồi tháng 4/2014, TS. Mark Messina, GĐ Viện Dinh dưỡng Đậu nành Hoa Kỳ, đã công bố các báo cáo phân tích tổng hợp cho thấy đậu nành hoàn toàn không làm giảm nội tiết tố nam cũng như không tăng việc tuần hoàn mức độ estrogen trong cơ thể nam giới. Vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé trai uống sữa đậu nành hàng ngày.
Sử dụng sữa đậu nành mỗi ngày hoàn toàn không có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển giới tính và sức khỏe sinh sản của bé trai khi trưởng thành

              Cùng kết nối yêu thương với:
http://mumsmart.vn/ and http://dochoithanthien.vn/

0 nhận xét:

TÂM SỰ MỚI LÀM BỐ

02:06 Unknown 0 Comments

TÂM SỰ MỚI LÀM BỐ

TÂM SỰ MỚI LÀM BỐ

Viết bởi: adminChia sẻ trong: Chuyện vợ chồngNgày tạo: 2014-11-10Hits: 544Bình luận: 0
Tủi quá, từ ngày có con, vợ chẳng cần chồng!
Và từ ngày có con em coi anh như chiếc bóng trong nhà. Nhiều khi nhìn em và con ôm hôn nhau, anh ngồi bần thần nhớ lại: ngày xưa mình cũng được như thế! Thấy em ôm con thật chặt con vào lòng khi ngủ, anh lại tiếp tục tủi thân vì vẫn còn nhớ chỗ ấy ngày xưa là của mình. Thấy em cho con bú, anh cũng chạnh lòng, thôi rồi, con cướp mất em của anh, vợ của anh và cả tình yêu của anh mất rồi! Tại sao khi có con em lơ anh nhanh thế?
Ngáy chúng mình còn son, khi nào em cũng bám lấy anh như thể con nghiện. Em nói: em nghiện anh mất rồi! Em nghiện khi ngày không trông thấy nhau là em đã thấy nhớ, tối không ngủ cùng nhau là em thấy cô đơn, anh đi công tác vài ngày mà em tưởng anh đi cả năm… em bảo em phải ngửi mùi của anh em mới ngủ ngon được. Nhiều khi anh thấy phiền quá, lại bảo sao em cứ nhằng nhẵng phía sau anh, vợ người ta đâu có thế. Em lườm anh bảo: “Người ta” thèm còn chả được ấy! Vậy mà quay đi quay lại chưa đầy một năm anh bỗng dưng thành “người ta” thật.
Và anh chợt nhận ra trước đây anh sung sướng biết nhường nào. Và cũng nhận ra, hóa ra ngày ấy là em lừa anh, làm gì có ai nghiện mà cai ngay lập tức như em trong vòng có một ngày? Mà lại còn tuyệt nhiên chẳng hề động chạm hay thèm muốn gì như thế được. Anh thấy thằng cún con nhà hàng xóm nó cai nghiện sữa của mẹ nó mà nó than khóc quá trời luôn, thậm chí còn vật vã không khác gì mấy thằng nghiện mà túy trên phim ấy. Vậy sao em cai nghiện anh mà nhẹ như lông hồng? Như thế mà em gọi là em nghiện anh à? Hóa ra là anh nhẹ dạ cả tin nên bây giờ mới biết mình bị lừa rồi.
Bây giờ cu Bil được em bế ẵm suốt ngày, động nóng chút là em lo lắng, húng hắng ho là em làm như cả thế giới mắc đại dịch, lười ăn một chút là em đã thấy sút cân ngay… Vậy mà, em chẳng thèm thấy anh ốm lăn ốm lóc, có chăng em lườm cho cái rồi nói:
To xác như anh có phải là đứa trẻ đâu mà không biết tự mua thuốc uống và tự chăm mình, anh không thấy em suốt ngày bận bù đầu với con đây à?
Anh ho thì em bảo: Anh bịt mồm vào mà ho, nếu không chạy ra chỗ khác không thì con tỉnh giấc, em mệt mỏi lắm không dỗ được nữa đâu! Trời đất, chạy ra được chỗ khác thì anh còn ho làm gì nữa.
Anh sút cân rồi vì chẳng có ai chăm nom thế mà em lại bảo: Sút đi cho nhẹ nhàng, đỡ bệnh tật, người ta muốn gầy chẳng được kia kìa. Hay là anh chăm con thay em cho nó nhàn, cho béo lên, em cũng muốn được vất vả như anh cho gầy đi mà chả được đây này…
Ôi vợ ơi! Lí luận của em khí nào cũng sắc tới tận tim gan làm sao anh cãi lại cho nổi?!
Anh buồn! Bởi anh đang là nhân vật nam chính được yêu bởi nữ chính, vậy mà ngay lập tức anh bị hạ bệ thành nam phụ, chuyên chạy tã khi con đái, cầm bô khi con ị và đổ bô khi đã xong, chuyên làm trò hề cho con cười và phải ngậm miệng ngồi một chỗ khi con ngủ, còn em thì cu Bil nó giữ… Hỏi anh làm sao không buồn làm sao chẳng tủi thân cho được. Hỏi làm sao anh chẳng chạnh lòng. Hỏi làm sao anh không thiếu thốn. Em không thấy anh đang tủi thân và em không thấy em đang lạnh lùng với chồng em sao? Có con là em chỉ biết có con thôi. Nhưng em còn là vợ anh nữa cơ mà?
Đêm đêm anh phải rình rập để đợi con ngủ say mới dám mon men tới ôm em, vậy mà em bẻ ngoéo cái tay anh sang một bên giọng chua gần bằng giấm:
Yên cho con ngủ!
Anh cãi: Anh ôm em chứ có ôm con đâu!
Em rít răng: Chỉ cần động là con tỉnh dậy ngay, anh có dỗ được không?
Không, quả là anh không dỗ được vì anh làm gì có mùi sữa thơm nồng của em. Mà thằng cu con quý tử của anh thì nghiền cái mùi ấy mất rồi. Thế là từ khi có con đêm đêm anh chỉ được nhìn thấy lưng em, mông em quay sang anh hàng đêm mà nén tiếng thở dài. Nhưng lại tự dỗ mình: Thôi, may mà thằng cu nó không lạ hơi bố, nếu không chắc em đuổi anh đi ra ghế ngủ mất thôi!
Anh mong ngày mong đêm cho con lớn thêm để em có thể nghe mắt sang nhìn anh và thấy rằng: Trong nhà nầy còn có một chàng trai to đầu khác cũng cần được em yêu thương chăm sóc và vỗ về như thằng cu nhỏ ấy. Em chả nói: Con trai yêu của mẹ cái gì cũng giống bố, từ ngón tay ngón chân đến cái mắt cái miệng, từ nụ cười ánh mắt tới cả cái tóc cái tai… Em bảo em chỉ có đẻ hộ anh thôi vì chẳng có cái gì giống mẹ cả. Thế là em chỉ có chăm chăm hôn cái mắt ấy, cái trán ấy, cái miệng yêu ấy, nắn bóp đôi chân ấy, đôi tay ấy, vuốt mái tóc ấy… mà không cần gì người cùng em tạo ra một sản phẩm tuyệt vời ấy!
Vợ ơi, anh yêu em, anh cũng yêu con mà sao em lại bất công, từ khi có con là em chỉ biết có con thôi! Nhưng anh nhất định chỉ cho cu Bil mượn tạm em thêm một thời gian nữa thôi nhé. Sau đó, anh nhất định phải là Nam nhân chính trong tim em đấy. Vì em ạ, nay mai cu Bil lớn lên rồi, nó sẽ lấy vợ và sẽ chỉ biết vợ nó thôi như ngày nào em vẫn đòi anh ấy! Và khi đó, chỉ còn anh già này quanh quẩn với em thôi! Nên khi trẻ đừng lơ anh như thế!! Phải nhớ trả lại vợ cho anh đấy, vợ ạ!

              Cùng kết nối yêu thương với:
http://mumsmart.vn/ and http://dochoithanthien.vn/

0 nhận xét:

7 CÁCH XỬ TRÍ KHI CON BỊ ĐAU BỤNG

22:51 Unknown 0 Comments


Thật khủng khiếp nếu bạn biết con mình liên tục khóc vì đau bụng mà không biết cách xoa dịu giúp bé thế nào. Nếu thấy bé khóc vì đau bụng, mẹ có thể thực hiện những cách dưới đây để giúp bé dễ chịu hơn.


1. Giúp con ợ hơi lần nữa
Đôi khi chỉ cần ợ được hơi ra cũng là một cách giúp bé đỡ đau bụng. Rất nhiều bé đau bụng là do đầy hơi, chướng bụng. Thậm chí con bạn đã ợ hơi sau khi ăn xong thì vẫn có nhiều khí mắc kẹt trong bụng trẻ. Việc ợ hơi thêm lần nữa chắc chắn sẽ giúp bé cảm thấy tốt hơn. Đây là một cách khởi đầu giúp xoa dịu cơn đau của trẻ.    
                                            7-cach-xu-tri-khi-be-bi-dau-bung-1
2. Nâng trẻ nhẹ nhàng
Nếu việc đung đưa con không giúp ích gì để làm giảm cơn đau, bạn hãy thử nâng hạ con lên xuống một cách nhẹ nhàng xem sao. Nhiều bà mẹ đã dùng biện pháp ngồi ở mép giường và nhẹ nhàng bế con lên cao rồi hạ xuống trong khi con ôm dựa vào mình. Cách này thường phát huy tác dụng vì những chuyển động khác đi lại làm giảm cơn đau cho các bé.
3. Đổi loại sữa
Đôi khi chính nhãn hiệu sữa con bạn đang uống là nguyên nhân khiến bụng con khó chịu. Bạn hãy nghiên cứu và tìm hiểu xem đâu là loại sữa phù hợp nhất với con mình. Hãy chọn nhãn hiệu sữa được các bác sĩ nhi khoa tư vấn cũng như được các bà mẹ khác tin tưởng và yêu thích, nhất là loại sữa giúp giảm được lượng khí bé nuốt phải khi đang ăn.  
Mách mẹ 7 cách xử trí khi con bị đau bụng 2
4. Nhờ giúp đỡ
Nếu bé nhà bạn khóc nhiều quá, bạn cần phải nhờ sự giúp đỡ ngay lập tức. Bạn có thể nhờ mẹ, bà hoặc chính chồng bạn giúp một tay. Hãy để chồng bạn tham gia nhiều hơn trong việc chăm sóc con, như vậy bạn mới có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc phải đối phó khi con khóc quá nhiều cũng khiến các mẹ cảm thấy rất mệt mỏi. Bạn cần được nghỉ ngơi một chút để người khỏe khoắn hơn cũng như chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những cơn đau bụng liên tục con đang mắc phải.
5. Dùng thuốc nhỏ chống đầy hơi
Thuốc nhỏ chống đầy hơi là một liệu pháp tuyệt vời giúp xoa dịu bụng cho các bé. Có rất nhiều nhãn hiệu thuốc khác nhau bạn có thể lựa chọn. Loại thuốc nhỏ này thực sự hữu ích trong việc giúp bé khỏe lại nhanh chóng. Tuy vậy, bạn nhớ không được dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự tham khảo từ bác sĩ nhi, thêm vào đó, chỉ dùng đúng liều lượng được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nhé.
Mách mẹ 7 cách xử trí khi con bị đau bụng 3
6. Ôm con vào lòng
Nhiều mẹ nhận thấy bế con vào lòng khi con đau bụng có thể giúp bé thoải mái hơn. Bế con lên cao, mặt bé quay về phía mẹ còn bụng bé chạm vào ngực mẹ. Có vẻ một chút áp lực nhỏ như thế cũng giúp con thấy đỡ đau hơn. Cha mẹ nào cũng có kinh nghiệm riêng của mình để tìm ra cách hiệu quả nhất chữa cho con. Thường thì các bé có những vị trí yêu thích của mình nhưng tư thế này rất hữu ích trong việc làm giảm cơn đau bụng ở trẻ.
7.  Nhờ tư vấn của bác sĩ
Dù những cơn đau bụng của con đã dịu bớt, hay vẫn kéo dài khiến con khó chịu, cũng đã đến lúc để nói chuyện với bác sĩ nhi. Hỏi bác sĩ xem việc đổi thực đơn có giúp ích được gì cho trẻ không. Nếu cách ăn uống không phải là nguyên nhân, thì bác sĩ cũng sẽ đưa ra những tư vấn khác về thuốc men hay cách sinh hoạt của trẻ. Bạn đừng ngại lắng nghe những lời khuyên của chuyên gia, họ luôn biết rõ cách nào tốt nhất giúp xoa dịu cơn đau bụng cho con bạn.

                               Cùng kết nối yêu thương với:
                    http://mumsmart.vn/ and http://dochoithanthien.vn/

0 nhận xét:

8 CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG CHO BÉ ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

19:08 Unknown 0 Comments


Hôm nay, Ads sẽ chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm 8 cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản hiệu quả nhanh nhất từ dân gian được chia sẻ từ một người mẹ đã từng có con bị nhiệt miệng nhé!

1. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
2. Cho bé ngậm chất chát
Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.
3. Uống nước khế chua
Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.
8-cach-chua-nhiet-mieng-cho-tre
4. Bôi lá bồ ngót
Lá bồ ngót (có nơi gọi là bù ngót) không chỉ dùng nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.
5. Cà chua ép
Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.
6. Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.
7. Lá rau ngót:
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
8. Cùi dừa:
Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

             Cùng kết nối yêu thương với

0 nhận xét: